T2, 07 / 2019 5:45 chiều | quynhblue

Hiện nay với cơ chế và nhu cầu thị trường thì ngành nghề xây dựng là một sự lựa chọn phổ biến của các kỹ sư trẻ. Quý khách hàng tại thành phố Hải Phòng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp ngành nghề xây dựng có thể tham khảo qua bài viết sau đây của luật Blue và liên hệ tới Hotline của Luật Blue để được  sử dụng dịch vụ tốt nhất tại Hải Phòng.

Các bước thành lập công ty xây dựng tại Hải Phòng như sau:

Bước 1:  Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thành lập công ty yêu cầu đầu đủ các thành phần sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập(Theo mẫu quy định);
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong giấy tờ sau: Đối với cá nhân cần có Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn; Đối với tổ chức: Quyết đinh thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.
  • Văn bản ủy quyền kèm theo bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của người được ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập công ty.

Lưu ý về ngành nghề kinh doanh xây dựng khi thành lập công ty như sau:

Ngành nghề xây dựng được quy định rõ 1 mục tại Quyết định 27/2018 của Thủ tướng chính phủ về hệ thống ngành nghề kinh tế của Việt Nam. Mã ngành cấp 1 là F (đối  với các ngành nghề về thi công công trình xây dựng) và M (đối với ngành nghề liên quan đến tư vấn xây dựng).

Lưu ý khi áp mã ngành chỉ được áp mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

Số lượng hồ sơ: 01 Bộ.

Cơ quan tiếp nhận và giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hải Phòng

Bước  2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp trực tiếp bằng bản giấy hoặc nộp qua mạng điện tử tới phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng. Chuyên viên tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ chính xác của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiếp nhận và trả giấy biên nhận. Trong trường hợp cần sửa đổi bổ sung thì phải trả hồ sơ và hướng dẫn sửa đổi bổ sung cho đúng quy định.

Bước thứ 3: Nhận kết quả.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ .

Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Bước thứ 4: Khắc dấu công ty và thông báo mẫu dấu tới cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Kề từ ngày 01/07/2015 thay vì phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây thì hiện nay doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu. Doanh nghiệp có thể tự khắc dấu hoặc đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, để sử dụng con dấu được hợp lệ và công nhận thì doanh nghiệp phải thông báo sử dụng mẫu dấu tới cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp gồm:

  • Thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp(Theo mẫu quy định);
  • Bản sao chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục hành chính;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục.

Liên hệ ngay tới Luật Blue để được tư vấn và sử dụng dịch vụ tốt nhất tại thành phố Hải Phòng.

 

Bài viết cùng chuyên mục