T3, 10 / 2019 4:15 chiều | quynhblue

Khách hàng tại Hải Phòng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh nhưng đang loay hoay không biết thủ tục, khách hàng muốn lấy giấy phép kinh doanh trong thời gian ngắn nhất mà không bị vướng mắc pháp lý? Hãy liên hệ tới Tư vấn Blue– đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hải Phòng để được các chuyên viên làm hồ sơ trọn vẹn và đầy đủ nhất, tiết kiệm thời gian nhất cho khách hàng.

Khi sử  dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói của chúng thôi , khách hàng chỉ cần cung cấp:

  • Bản sao hợp lệ chứng thực cá nhận của người đại diện theo pháp luật của công ty, của các cổ đông công ty cổ phần, của các thành viên công ty TNHH từ hai thành viên từ hai thành viên trở lên, của các thành viên hợp danh công ty hợp danh;
  • Nếu chủ sở hữu là tổ chức thì cần có: Bản sao đăng ký kinh doanh của tổ chức;
  • Sau khi chúng tôi soạn hồ sơ, khách hàng ký vào hồ sơ và chúng tôi sẽ thực hiện các thủ tục còn lại.
  • Đến với Tư vấn Blue, khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí về cách lựa chọn ngành nghề kinh doanh, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
  • Quý khách hàng sẽ được khắc dấu công ty và thông báo mẫu dấu miễn phí lên cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Khách hàng sẽ được tư vấn miễn phí sau thành lập các vấn đề về thuế, tài khoản ngân hàng, hóa  đơn…để tiến hành đi vào hoạt động một cách suôn sẻ.

Tư vấn các loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp mới nhất

Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp sau:

1, Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch. Doanh nghiệp tư nhân là công ty trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Thông thường, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, tuy nhiên người chủ này vẫn có thể thuê người khác để thay mình làm công việc này.

2, Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

3, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH 1 TV).

Công ty TNHH một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của luật Doanh nghiệp Việt Nam, công ty TNHH Một thành viên là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

Chủ sở hữu công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

4, Công ty cổ phần.

Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập. Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Những ưu và nhược điểm của Công ty cổ phần.

5, Công ty hợp danh.

Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty.

Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh.

Quý khách hàng tại Hải Phòng cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tới Tư vấn Blue để được các chuyên viên tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục